Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Bức thư anh chưa đọc

Anh và chị  yêu nhau từ ngày hai người còn đang ngồi trên ghế giảng đường đại học. Ngày đó anh học năm thứ ba còn chị mới học năm thứ nhất đại học. Theo tiếng gọi cả nước lên đường kháng chiến. Anh đã gác lại chuyện học tập, làm đơn tình nguyện lên đường đánh giặc. Thanh niên ngày đó ai cũng vậy, anh cùng là người trong số đó.

Chuẩn bị lên đường ra trận, anh đến tạm biệt chị. Biết được tin này chị rất buồn và động viên anh yên tâm lên đường chiến đấu, hẹn gặp anh vào ngày thống nhất.

Trước khi anh lên đường ra trận chị tặng anh chiếc khăn mùi xoa thêu hai con chim bồ câu, bên dưới là tên của anh và chị. Chiếc khắn đó được tách ra làm hai, một phần chị giữ, một phần anh giữ.

Đây là kỷ vật mà chị giữ và nâng lưu đến tận bây giờ. Anh vào bộ đội và lên đường ra trận đúng ngày Hà Nội vào thu, thời tiết lúc đó quá đẹp và thơ mộng, trên đường đi anh viết về chị, viết về lúc hai người bên nhau, viết về tình cảm mà anh đã dành cho chị. Nội dụng đó được anh viết trong cuốn nhật ký của mình. 

Chiến tranh ngày một ác liệt, đơn vị nơi anh đóng quân bị điều vào mặt trận Quảng Trị, mặt trận này vô cùng ác liệt, trước lúc ra trận bao giờ anh cũng viết nhật ký, viết về chị, viết về sự khốc liệt của chiến tranh.

Mặt trận Quảng Trị vâng mặt trận Quảng Trị ngày đó rất ác liệt quá. Anh biết vào đó sẽ không bao giờ trở về, vậy mà anh vẫn vào, vậy viết thư cho chị với câu từ đầy yêu thương của người con trai nơi chiến trường. Nhận được thư anh chị rất cảm động, động viên anh rất nhiều. Mong anh chiến đâu và sớm trở về bên chị

Bức thư chị gửi cho anh là lúc chiến tranh tại thành cổ Quảng Trị đang diễn ra quá nóng, thư chị gửi, anh chưa kịp mở ra đọc, chỉ kịp cho vào trước áo ngực bên trái, chắc anh mãi mãi không bao giờ đọc được bức thư mà chị gửi vì anh đã ra đi trong một trận thả bom của giặc Mỹ.

Đợi mãi, đợi mãi mà không nhận được thư anh gửi về, chị linh cảm có chuyện không lành đến với anh, nhưng không biết chuyện gì. Thời gian rồi cùng đi qua. Ngày chị tốt nghiệp ra trường cũng là lúc chị nhận được tin anh hy sinh. Biết được tin này Chị như người chết đứng, muốn khóc, muốn hét lên nhưng không được.

Ra trường chị xin làm việc tại ngành giáo dục mang hết kiến thức đã học được ra dậy tụi trẻ. Thời đó nhiều người đến với chị lắm nhưng chị không nhận lời yêu ai vì chị vẫn hy vọng rồi có ngày anh sẽ trở về. Lúc này chị đã hơn 40 tuổi, cái tuổi lấy chồng vào độ tuổi này là khó quá. Hàng đêm chị vẫn nhớ về anh, vẫn cầu mong anh trở về bên chị, cùng chị xây dựng một gia đình hạnh phúc. Một ước mơ thật giản dị.

Chiến tranh đã đi qua lâu rồi, vào một ngày tháng 10 năm 2010 chị mơ anh trở về bên chị, anh nhìn chị âu yếm và mỉm cười, lúc đi, anh chỉ nói rằng anh đang nằm bên ngoài thành cổ, chị giật mình tỉnh giấc. Ngày hôm sau chị xin nghỉ lên đường vào Quảng Trị theo đúng lời anh nói. Vào đến nơi, chị liên hệ với Ban quản lý thành cổ Quảng Trị, anh trưởng ban cho chị biết thành cổ đang trong thời gian mở rộng và quy hoạch lại.

Chị kể lại chuyện gặp anh trong giấc mơ và nói với anh trưởng ban biết. Anh trưởng ban cho chị biết có 7 hài cốt của chiến sỹ ta hy sinh trong trận đánh thành cổ. Trong đó có một  bức thư của một người con gái gửi cho chiến sỹ ta để trước áo ngực. Bức thư chưa được mở ra đọc. Đấy là bức thư chị gửi cho anh nhưng chưa được mở ra, nhận ra đó là anh, chị quá cảm động và nước mắt cứ thế trào ra, cố kìm nhưng không được, vâng chị đã tìm thấy anh. Nhưng anh và chị bây giờ mỗi người ở hai thế giớ quá xa, chị muốn đến với anh nhưng không được.

Hàng năm cứ đến ngày 27/7 chị lại vào Quảng Trị thăm hương cho anh. Mong anh sớm được siêu thoát, mong hương hồn anh được ấm áp nơi suốt vàng, anh hãy đợi chị vào một ngày gần nhất nhé. Chị nghĩ vậy

Chị của ngày đó bây giờ đã ngoài 50 tuổi, không lấy ai, không yêu ai, tình yêu chị dành cho anh vẫn như ngày nào, vẫn sắc son, thủy chung!

Đó là câu chuyện có thật mà tôi đã chứng kiến, đã được nghe  trong một chuyến đi tác gần đây khi đến thăm thành cổ Quảng Trị.

Ôi những người phụ nữ Việt Nam các chị đã huy sinh, giám hy sinh về tình yêu của mình, thật đáng quý, thật đáng trân trọng, thật đáng để chúng ta suy nghĩ trong thời buổi này.

Quảng Trị một ngày tháng 6 năm 2012.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NHẬN XÉT